Từ 1933 đến 1945 Kiểu chào Quốc xã

Những học sinh 10 và 11 tuổi tại Berlin, 1934. Kiểu chào Quốc xã là một cử chỉ thông thường trong các trường học ở Đức.

Dưới sắc lệnh do Bộ trưởng Nội vụ Wilhelm Frick ban hành vào ngày 13 tháng 7 năm 1933 (một ngày trước lệnh cấm toàn bộ các đảng phi Quốc xã), mọi công chức Đức bị yêu cầu áp dụng kiểu chào.[1] Lệnh này cũng đòi hỏi thực hiện kiểu chào trong khi hát quốc ca và hát bài"Horst-Wessel-Lied".[1] Lệnh quy định:"bất kỳ ai không muốn bị đặt dưới sự nghi ngờ về mặt hành vi trong một diện mạo tiêu cực có chủ ý sẽ do đó thực hiện lời chào Hitler.[1] Một điều khoản thêm vào hai tuần sau quy định rằng nếu khuyết tật về thể chất gây trở ngại cho việc nâng cánh tay phải thì được phép chào bằng cánh tay trái.[4] Kể từ ngày 27 tháng 9, tù nhân bị cấm chào kiểu này,[27] kế đến là người Do Thái vào năm 1937.[28]

Vào cuối năm 1934, các tòa án đặc biệt được lập ra để trừng phạt những người từ chối thực hiện lời chào.[29] Các phạm nhân, như nhà thuyết giáo Tin Lành Paul Schneider, đối mặt với khả năng bị trục xuất đến trại tập trung.[29] Người nước ngoài sẽ bị hăm dọa nếu không chào. Một ví dụ là vụ tổng lãnh sự Bồ Đào Nha bị các thành viên Sturmabteilung (SA) đánh vì ngồi lì trong xe và không chào một đám diễu hành ở Hamburg.[30] Phản ứng trước việc sử dụng không phù hợp không chỉ đơn thuần là bạo lực mà đôi khi còn là kỳ quái.[31] Chẳng hạn, một bản ghi đề ngày 23 tháng 7 năm 1934 gửi đến các đồn cảnh sát địa phương có nội dung:"Có báo cáo về những kẻ trình diễn tạp kỹ lưu động huấn luyện những con khỉ chào kiểu Đức....hãy đảm bảo những con vật đã bị giết".[31]

Người đàn ông một mình đứng khoanh tay trong khi hàng trăm người xung quanh đang thực hiện kiểu chào Quốc xã tại buổi hạ thủy con tàu Horst Wessel, 1936.

Kiểu chào Quốc xã dần đi vào đời sống thường nhật.[32] Các nhân viên bưu tá thực hiện động tác chào khi họ gõ cửa nhà dân để giao bưu kiện hay thư từ.[32] Ở các quảng trường công cộng, cột điện, đèn đường trên khắp nước Đức có những ký hiệu nhỏ nhắc nhở người dân áp dụng kiểu chào Hitler.[33] Nhân viên cửa hàng bách hóa chào khách hàng bằng lời nói:"Heil Hitler, tôi có thể giúp gì cho bạn?”[32] Những vị khách dự tiệc mang theo những món đồ thủy tinh có khắc dòng chữ"Heil Hitler"làm quà tặng.[32] Tất cả những ai đi qua công trình Feldherrnhalle ở Munich, địa điểm cao trào của vụ Đảo chính nhà hàng bia năm 1923 được chính phủ làm thành một đền thờ cho những người Quốc xã hy sinh, cũng đều phải chào. Nhiều người đi bộ né tránh mệnh lệnh này bằng cách đi vòng qua con phố nhỏ Viscardigasse phía sau, và lối đi đó đã được đặt cho biệt danh Drückebergergasse (con hẻm của những kẻ lẩn tránh).[34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểu chào Quốc xã http://www.swissinfo.ch/eng/swiss_news/Hitler_salu... http://www.mundodeportivo.com/20130318/futbol/gior... http://select.nytimes.com/mem/archive/pdf?res=F60B... http://www.theguardian.com/world/2014/may/21/swiss... http://www.munich-info.de/portrait/p_feldherrnhall... http://d-nb.info/gnd/7734315-3 http://globalvoicesonline.org/2008/08/15/czech-rep... http://www.regeringen.se/content/1/c4/06/15/b6a1e1... https://web.archive.org/web/20101206223214/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Hitler...